• Yahoo

    Hỗ trợ 1

    028.222.928.92

  • Yahoo

    Hỗ trợ 2

    028.222.928.92



Nguyễn Ngọc Ký

10069 Lượt xem

CÂU CHUYỆN: BÀN CHÂN KỲ DIỆU –CẬU BÉ NGUYỄN NGỌC KÝ

Ký bị liệt hai cánh tay từ nhỏ. Thấy các bạn được cắp sách đến trường, Ký thèm lắm. Em quyết định đến lớp xin vào học.
Sáng hôm ấy, cô giáo Cương đang chuẩn bị viết bài học vần lên bảng thì thấy một cậu bé thập thò ngoài cửa. Cô bước ra, dịu dàng hỏi:
- Em muốn hỏi gì cô phải không?
Cậu bé khẽ nói:
- Thưa cô, em xin cô cho em vào học. Có được không ạ?
Cô giáo cầm tay Ký. Hai cánh tay em mềm nhũn, buông thõng, bất động. Cô giáo lắc đầu: Khó lắm em ạ. Em hãy về nhà. Đợi lớn lên ít nữa xem sao đã.
Cô thoáng thấy đôi mắt Ký nhòe ướt. Em quay ngoắt lại, chạy về nhà. Hình như em vừa chạy, vừa khóc. 
Cô giáo trở vào lớp. Suốt buổi học hôm ấy, hình ảnh cậu bé với hai cánh tay buông thõng luôn hiện lên trước mắt cô.
 Mấy hôm sau, cô giáo đến nhà Ký. Bước qua cổng cô vừa ngạc nhiên, vừa xúc động: Ký đang ngồi giữa sân hí hoáy tập viết. Cậu cặp một mẩu gạch vào ngón chân và vẽ xuống đất những nét chữ ngoằn ngoèo. Cô giáo hỏi thăm sức khỏe của Ký rồi cho em mấy viên phấn.
Thế rồi, Ký lại đến lớp. Lần này em được nhận vào học. Cô giáo dọn một chỗ ở góc lớp, trải chiếu cho Ký ngồi tập viết ở đó. Em cặp cây bút vào ngón chân và tập viết vào trang giấy. Cây bút không làm theo ý muốn của Ký. Bàn chân em giẫm lên trang giấy, cựa quậy một lúc là giấy nhàu nát, mực giây bê bết. Mấy ngón chân Ký mỏi nhừ. Cô giáo thay bút chì cho Ký. Ký lại kiên nhẫn viết. Mấy ngón chân quắp lại giữ cho được cây bút đã khó, điều khiển cho nó viết thành chữ còn khó hơn, nhưng Ký vẫn gắng sức đưa bút theo nét chữ. Bỗng cậu nằm ngửa ra, chân giơ lên, mặt nhăn nhó, miệng xuýt xoa đau đớn. Cô giáo và mấy bạn chạy vội tới. Thì ra, bàn chân Ký bị chuột rút, co quắp lại, không duỗi ra được. Các bạn phải xoa bóp mãi mới ổn. Cái giống “chuột rút” làm khổ Ký rất nhiều. Nó đã rút một lần thì sau quen cứ rút mãi. Có lần đau tái người, Ký quảng bút vào góc lớp định thôi học. Nhưng cô giáo Cương an ủi, khuyến khích em hãy kiên nhẫn tập dần từng tí một. Các bạn cũng mỗi người nói một câu. giúp một việc. Lời khuyến khích dịu dàng của cô giáo, những cử chỉ thân thương của bè bạn tiếp sức cho Ký. Ký lại quắp bút vào ngón chân hì hục tập viết.
Ký kiên nhẫn, bền bỉ. Ngày nắng cũng như ngày mưa, người mệt mỏi, ngón chân đau nhức, có lúc chân bị chuột rút liên hồi... nhưng Ký không nản lòng. Buổi học nào cũng vậy, trong góc lớp, trên mảnh chiếu nhỏ không bao giờ vắng mặt Nguyễn Ngọc Ký

 Nhờ luyện tập kiên trì, Ký đã thành công. Hết lớp Một, Ký đã đuổi kịp các bạn. Chữ Ký viết ngày một đều hơn, đẹp hơn. Có lần Ký được 8 điểm, 9 điểm rồi 10 điểm về môn Tập viết. Bao năm khổ công, thế rồi Ký thi đại học, trở thành sinh viên Trường Đại học Tổng hợp.
Nguyễn Ngọc Ký là tấm gương sáng về ý chí vượt khó. Ngày Bác Hồ còn sống, đã hai lần gởi tặng huy hiệu của Người cho cậu học trò dũng cảm giàu nghị lực ấy. 
Phỏng theo Bàn chân kì diệu Hiện nay, ông Nguyễn Ngọc Ký là Nhà giáo Ưu tú, dạy môn Ngữ văn của một trường trung học ở Thành phố Hồ Chi Minh. Ông là tác giả bài thơ Em thương trong sách Tiếng Việt 3, tập hai.
Ý nghĩa: Ca ngợi tấm gương giàu nghị lực của Nguyễn Ngọc Ký Tuy bị bại liệt hai cánh tay nhưng kiên trì, vượt khó, có ý chí vươn lên nên đã đạt được điều mình mong ước.

Tin tức khác

Cảm nhận PH & HS

Huỳnh V. Tuyết Trang

Cảm tưởng của Học sinh trong buổi sơ kết học kỳ I năm học 2016 - 2017

Nguyễn Thị Hải

Câu chuyện về sự kiềm chế nóng giận lớp 10A2 trường Nam Việt

Nguyễn Ngọc Ký

Bàn chân kỳ diệu, cậu bé Nguyễn Ngọc Ký

Phụ Huynh N.V.H

Một ý kiến của phụ huynh Học sinh trong buổi khai giảng năm học 2016 - 2017 tại trường THCS, THPT Nam Việt

Phụ Huynh T.T.P

Là cha, mẹ khó có thể có từ nào diễn tả được hết cảm xúc vui mừng, tự hào khi nhìn thấy con mình ngày một khôn lớn. Trong thời gian qua, cho con học tại trường THCS – THPT Nam Việt, chúng tôi luôn ủng hộ con đường riêng mà nhà trường đã định hướng cho học sinh của mình. Đó không chỉ là học kiến thức, mà còn là học phương pháp tư duy và kỹ năng sống.

Học Sinh B.T.T

Sau năm năm học tại trường Đại Học Y Dược Việt Nam. Em đã ra trường và giờ đang làm bác sĩ ở một bệnh viện lớn. Tranh thủ dịp được nghỉ phép một tuần, em về thăm lại ngôi trường cũ. Bao kỷ niệm thời thơ ấu giờ đây vẫn con nhớ mãi trong tâm trí em.
 

Học Sinh T.K.T

Cha ơi, cha biết không? Khi nhà trường phát động viết những lời tri ân dành cho cha mẹ và thầy cô nhân dịp Lễ Tri Ân, Trưởng Thành do nhà trường tổ chức dành cho học sinh khối 12 năm nay, con không nghĩ là lần này con được đứng đây để đọc những suy nghĩ của con cho cha nghe và mọi người cùng nghe đâu cha ạ! con chỉ biết viết những gì con suy nghĩ về cha, suy nghĩ về mẹ, suy nghĩ về gia đình mình. Cha biết không? Lúc cha đưa con xuống Thành phố  để học, con nhớ nhà vì con lo sợ và bỡ ngỡ, rồi đây ai sẽ ở bên cạnh con để chăm lo, nhắc nhở những lúc con ốm đau, lười học. Vì trước đây con vốn dĩ là một đứa con không ngoan mà.

Học Sinh L.K.H

     “Ba năm học THPT, tôi có tới 5 lần chuyển trường, và cuối cùng tôi đã chọn trường NamViệt ở số 25, Dương Đức Hiền, phường Tây Thạnh, quận Tân Phú, TP Hồ Chí Minh. Những năm tháng học tập tại trường được sự ân cần dạy dỗ, rèn dũa của thầy cô, tôi đã trưởng thành về mọi mặt, không chỉ có chất lượng học tập mà còn cả về nhân cách sống, ba mẹ tôi rất vui mừng phấn khởi” Đó là lời tâm sự chân thành của cựu học sinh Nguyễn Đức Huy, chiến sỹ hải quân, Bộ Tư lệnh Vùng 2 hải quân.

Video hoạt động 1
Video hoạt động 2
Facebook
Về đầu trang